Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Sống trong sợ hãi
Nhơn Lý lãnh vai chính trong kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu của TP.Quy Nhơn, Bình Định. Tại một báo cáo, UBND xã bán đảo mô tả tình trạng thiên nhiên "trở mặt" như sau:



 


Chỉ 20 năm, biển tiến sâu vào đất liền thêm 70m; mặt nước dâng cao hơn 1,5m; trong 5 năm, có 5 người chết, 2 lớp nhà mặt tiền bị nạn xâm thực, triều cường đánh sập... Nhơn Lý có 2.024 hộ, 9.002 người thì tới 286 hộ, 1.370 khẩu thuộc nhóm nguy cơ cao, cần phải di dời.


 












Một điểm sạt lở ở thôn Lý Hoà. Ảnh: X.N


 


Đất sụp dưới chân 


 


Lão ngư Trần Ngọc Bính (79 tuổi) ở thôn Lý Hoà quả quyết, có tới 5 chứ không phải 2 lớp nhà bị sóng gió nuốt chửng. Thì họ là hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn với ông chứ xứ hà xứ hến nào đâu? Dấu tích còn sờ sờ ra kia, mới mùa bão lũ 2009 đổ lại đây chứ mấy: Nhà Võ Ngọc Chung, nhà Võ Ngọc Vạn, nhà Nguyễn Thị Thanh Nga...


 


Những nếp nhà quả cảm như hàng tiêu binh ưỡn ngực hứng chịu bão bùng dông tố, lớp trước nối lớp sau, chỉ chốc lát đã sụp đổ tan tành trước khi bị cuốn phăng ra biển. Hậu quả là dãy nhà vốn khép nép phía sau của ông cụ Bính buộc phải nhận ấn tiên phong giơ đầu chịu báng. Một sứ mệnh chẳng mấy dễ dàng cho cái cơ ngơi đã quá xập xệ, cũ càng, tàn tạ.


 


Ông Bính ngập ngừng chống gối rời bậu cửa, nơi từ lúc gặp gỡ, trò chuyện đến giờ, ông tuồng như bị dán chặt vào đó. Nguyễn Đình Xuân - cán bộ nông-lâm-ngư xã Nhơn Lý - nói nhỏ, sau ngày gác mái lên bờ, nhất là khi khoảng không gian phía trước bị thiên tai “giải toả trắng”, hễ đi đâu thì thôi, chứ ở nhà, là ông cứ thừ ra như vậy.


 


“Ông già có lẽ còn đeo mang một ẩn ức chi đó chưa được giải toả” - anh chàng Xuân thì thào đoán già đoán non, trong khi tôi thót tim vì cái tư thế chênh vênh của người dẫn đường phía trước. Con đường hẹp đổ bêtông dài hàng trăm mét luồn lách từ giữa làng chài, tới chân ông Bính bỗng dưng mất hút, nhường quyền đi tiếp cho tuyến thoát nước thải bằng nhựa cỡ lớn. Khúc ống như bị ai nghịch ngợm đâm xiên vào bờ cát mấp mô, cứ dập dờn, đung đưa trong gió, chốc chốc lại oằn oại rùng mình phun tung toé vô không trung những tia nước đen ngòm, nồng nặc.


 


Cái đoạn vực sâu hoắm, tan hoang ấy xé toạc dải bờ đông Nhơn Lý thành 2 mảnh, ngay dốc cá Xương Lý - điểm tiếp giáp giữa hai thôn Lý Hoà, Lý Chánh. Năm tháng đủ lâu để rác rưởi, cỏ cây, đất đá phủ lên hiện trường hầm hố những mảng màu nham nhở. Từ đây nhìn xuống, biển tưởng gần mà xa. Ông Bính lấy tay che đầu, mặt mũi đỏ bừng vì nắng: “Xưa, biển tuốt ngoài kia, nhưng nhờ con đường này, tôi chỉ đi bộ vài phút là tới, đâu cần hết vòng vèo đường ngang ngõ tắt trong làng lại trèo lên tụt xuống lộ lớn ngoài kia”. Câu chuyện không đầu không cuối với ông cụ gần đất xa trời tràn ngập một nỗi bất an, khi những hình ảnh xưa - nay cứ bị đưa ra để đối chiếu, săm soi, đay đả.


 


11 giờ trưa. Nóng như đổ lửa. Gian bếp lè tè, tối om nhà Võ Thành Thân đã nhễ nhại một chiếu rượu nghèo. Mấy con cá trụng, đĩa rau xanh, mẹt bánh tráng cuốn chấm mắm. Anh Thân bảo có chút mồi tươi, kết hợp đãi nhóm thợ cây nhà lá vườn bữa trước giúp anh gia cố móng, nền bể nước.


 


Cái bể rêm nứt từ dạo ngôi nhà của Võ Ngọc Chung bên cạnh bị lật nhào, trải qua mấy đợt vá víu nay đang đối mặt với nguy cơ hỏng chân, rỗng đáy, không thể tiếp tục “giỡn chơi” khi gió mưa thập thò cổng ngõ. Thân có nhiều thứ phải bận tâm chứ không riêng  bể nước, song “tới đâu hay tới đó”. Người ngư dân 44 tuổi đang cùng em trai gồng gánh một gia đình 7 miệng ăn.


 


Nhà mấy đời ngụp lặn cá tôm mà chiếc thuyền câu cỏn con cũng không sắm nổi. Kiểu cười buồn của Thân khiến tôi nôn nao: “Cầm cự qua ngày đã đủ tức thở, nói chi đến cơi nới, sửa sang nhà cửa. Trời kêu ai, người nấy dạ. Thiệt tình, tôi cũng muốn bỏ quách chỗ này cho xong. Hay hớm gì cái cảnh đắm chìm trong triền miên phập phồng, nơm nớp. Nhưng đi đâu bây giờ?”.


 


Theo Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thành Danh, năm nay, người dân Nhơn Lý không có lý do để bi quan hơn những mùa mưa bão trước. Ông Danh, bằng giấy tờ và thực địa, thuyết phục tôi về việc cộng đồng nguy cơ vùng sạt lở Xương Lý (bao gồm cả 2 thôn) đang được bảo hộ nhờ công trình kè chắn sóng có vốn đầu tư 17 tỉ đồng, dài 420m, chạy từ Lý Chánh sang Lý Hoà.


 


Tuyến đê đã hoàn thành đoạn Lý Chánh 196m, song 223m bên Lý Hoà vốn bị sạt lở trầm trọng hơn thì phải đợi đến cuối 2011, tức quá muộn để có thể huy động vào lực lượng “bốn tại chỗ” mùa mưa năm nay. Chưa kể, còn có sự khác biệt giữa tiến độ thi công theo thiết kế và thực tế công trường lừ đừ vài phương tiện xe máy mà hôm đứng chụp ảnh, tôi phải trân mình hứng chịu những ánh mắt dò xét và lời hỏi thăm nhát gừng như ra chiều khuyến dụ hãy đi chỗ khác chơi. Tóm lại, ai trấn an cứ trấn an, nỗi lo sợ của nạn nhân vùng triều cường, sạt lở  Lý Hoà vẫn không mảy may suy suyển.


 












Một ngôi nhà bỏ hoang, chủ nhân đã tự sơ tán.


 


Nước dâng trên cát


 


Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Ra Nhơn Lý, lần đầu tiên tôi nghe dân tình tố khổ nạn ngập lụt ngoi ngóp trên nền đất cát. “Mở mắt” cho tôi là người đàn bà phốp pháp tên là Nguyễn Thị Sen. “Tôi ở đây 26 năm. Trước còn mưa còn nước, hết mưa hết nước, đâu có lênh láng như mấy năm nay. Sắp tới còn ngập, tôi dọn lên... nhà ông chủ tịch xã ở cho biết” - bà Sen đe nẹt ầm ĩ làm như tôi là thứ tội nợ có trách nhiệm đền bù cho nhà bà mảng tường nứt nẻ, mấy thùng nước mắm bị đánh chìm hay chiếc tivi ngâm tôm trong các đợt thuỷ hoạ 2007, 2008, 2010 không bằng.


 


Tôi đến khổ với bà Sen cùng những xóm giềng đồng cảnh chỉ vì bộ dạng tay xách nách mang của mình. Bà vừa kiên trì “áp giải” tôi về tận nhà xem những tổn thất còn lưu dấu, vừa kể lể chuyến liều mạng cáng cô con gái đang lâm bồn qua bờ rào, sơ tán sang nhà chồng... đẻ tiếp cho mẹ tròn con vuông.


 


Lê Văn An - một anh chồng trẻ bên cô vợ miệng lưỡi dẻo quẹo - thì nhất thiết bắt tôi phải ghi chép đẩy đủ, chi li 3 lần gia cường nền móng, dựng lại tường rào ngôi nhà mới xây hồi 2009, đi đứt hết 45 triệu đồng. Mùa lũ năm ngoái, vợ chồng An suýt mất đứa con đang học lớp 1 - cháu Lê Vĩnh Lạc. Thằng bé bị nước cuốn trên đường đi học về. May mà phút cuối, ông bố của nó kịp phát hiện ra chiếc cặp sách lềnh bềnh và mảng tóc đen còn loà xoà trên làn nước đục.


 


Cũng bị lũ đuổi trối chết hồi năm ngoái là cha con Nguyễn Văn Tèo. Cả hai phải dỡ ngói thoát qua đường mái khi căn nhà nơi đáy “túi nước” Lý Hoà bị ngập sâu hơn 2m. Nhà anh Tèo rất lạ. Nó bịt bùng, kín mít vì tất cả những ô trống có thể đều bị trám kỹ hòng hạn chế nguy cơ bị nước từ ngoài xâm nhập. “Lạ” hơn, hay nói cho đúng, đáng sợ hơn là nó đang đứng tạm bợ, chông chênh trên cái nền bị nước lũ đục khoét thành những khoảng hàm ếch bộng bục, trống rỗng bên dưới.


 


Tèo, rời rã, bụi bặm, bất cần sau chuyến tàu đêm Nha Trang - Quy Nhơn, rón rén từng bước dọc bờ tường dẫn đường cho tôi, nói sống như anh là “sống kiểu... tầm bậy, được ngày nào hay ngày ấy”. Gia đình anh tan đàn xẻ nghé từ đầu năm đến nay. Chồng bôn ba, phiêu dạt vô Khánh Hoà bán sức nuôi thân, vợ thuê nhà trọ ở luôn trên Khu công nghiệp Phú Tài làm công nhân gỗ. Có đứa con trai, nó cũng ở biền biệt dưới Quy Nhơn, chẳng mấy khi về Nhơn Lý.


 


Những người tôi gặp, hết thảy họ đều đầy ứ bức bối sau chặng đường mòn mỏi kêu cầu từ xã lên thành phố, trong khi mưa lũ đã đến hẹn lại lên. Họ quá ê ẩm với tình cảnh mỗi năm lại vật vạ nheo nhóc hai - ba tháng trên sân trường cấp I. Ngày nào cũng như ngày nào, bảnh mắt ra là nháo nhác tìm chỗ đánh cờ, chơi bài, uống càphê, hút thuốc vặt, trả trường ốc cho lũ trẻ; trưa về quáng quàng thổi lửa nấu cơm; đầu chiều lại bốn cẳng ba chân lên đường sơ tán.


 


Nửa tháng trước, ông Nguyễn Chánh - chồng bà Sen - từng đứng tên cùng 12 hộ khác gửi đơn ra UBND xã Nhơn Lý và thành phố Quy Nhơn kiến nghị được giải thoát vĩnh viễn khỏi tai ách “lội nước ăn cơm, bỏ nhà ngủ chợ” cho nhóm 19 hộ dân “nước đuổi” ở tổ 24 Lý Hoà. Lá đơn ngoài việc chỉ trích sai lầm của hệ thống thoát nước hiện hữu, còn có đoạn mổ xẻ tác dụng hai mặt của chủ trương bêtông hoá tràn lan và nạn xây cất xô bồ, chen chúc.


 


Được cái này mất cái kia, đường sá phong quang, đi lại thuận tiện thì một phần diện tích Nhơn Lý vô tình bị “chuyển đổi” thành những hồ chứa nước. Phó Chủ tịch xã Nguyễn Thành Danh xác nhận hệ lụy chưa dễ hoá giải của làn sóng bêtông hoá ồ ạt những năm đầu thập kỷ trước. “Lẽ ra, quá trình này phải được tiến hành thận trọng, có chọn lọc, có tính toán kỹ lưỡng phương án thoát nước, đáng tiếc, hồi đó, những ý kiến tranh luận tỉnh táo đã không được lắng nghe”.


 


Có một lối thoát cho tất cả, bên cạnh bờ kè chắn sóng, bên cạnh bức tường dài khoảng 5m đang xây để chuyển nước trời từ Lý Hoà sang... Lý Chánh, bên cạnh phương án dẫn nước từ chỗ thấp ra chỗ cao mà Phòng Quản lý đô thị Quy Nhơn hiện vò đầu bứt tai nghiên cứu, là khu tái định cư quy mô 5ha, sức chứa 200 hộ trong khuôn khổ dự án di dân ra khỏi vùng thiên tai. Tuy nhiên, đó cũng chưa phải lựa chọn của mùa mưa năm nay.


 


Nếu thuận buồm xuôi gió, phải đến 2013 dự án mới khởi động đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Trước mắt, vẫn cứ... nín thở qua cầu. Trên đường từ nhà bà Sen đi ra, tôi thấy có căn nhà gạch cửa đóng then cài im ỉm - đó là nhà vợ chồng Đinh Văn Hưng - Đỗ Thị Thu. Họ tự mình làm cuộc di dân lên gần nghĩa địa dựng nhà sống tạm. Chị Nguyễn Thị Thanh Nga nghe nói có nhà mới, nhưng là trú ngụ trên phần đất của bà mẹ ruột. Gia đình Võ Ngọc Chung thì mờ mịt hơn. Không biết vợ chồng con cái ông Chung lưu lạc đâu trên Gia Lai, Kon Tum sau vụ nhà sập, trắng tay năm 2010.


 


Xuân Nhàn



 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)
    Con gái Mark Zuckerberg nghĩ bố chăn bò để kiếm sống (19-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Đà Nẵng đối thoại khẩn với dân về vụ 'làng phong' (29-09-2011)
    GĐ Cty Xổ số lý giải trúng độc đắc không trả thưởng (29-09-2011)
    Bắt giữ vụ vận chuyển thực phẩm Trung Quốc nhập lậu (29-09-2011)
    Đêm nay bão Nesat ảnh hưởng đến miền Bắc (29-09-2011)
    Hà Tĩnh: Mưa lũ cô lập gần 2000 hộ dân  (28-09-2011)
    “Trẩy hội”... phá rừng  (28-09-2011)
    An Giang, Đồng Tháp vỡ đê. Bão số 5 lao vào VN (28-09-2011)
    Bão số 5 giật cấp 13, 14 đang hoành hành trên biển Đông  (28-09-2011)
    Ảnh hưởng bão, Sài Gòn có thể ngập nặng (27-09-2011)
    Độc đáo những tiếng rao ở Hà Nội  (27-09-2011)
    Hàng nghìn người bị cô lập do mưa lũ (26-09-2011)
    Bão Nesat mạnh cấp 13 vào biển Đông (26-09-2011)
    Cây cầu độc nhất vô nhị trên hành tinh (26-09-2011)
    Đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp cho ngư dân trú bão (26-09-2011)
    Bão đổ bộ, miền Trung lũ lên nhanh (26-09-2011)
    Người dân hối hả phòng chống bão (26-09-2011)
    Nhiều trường học đóng cửa vì ngập lũ (25-09-2011)
    98% ý kiến công chức 'kêu' lương thấp (25-09-2011)
    Cựu Thủ tướng Thái Lan ngày càng giàu (25-09-2011)
    Bão hướng vào miền Trung, lũ ở Nam Bộ lên cao (25-09-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152767860.